Nhân Viên Nhân Viên Làm Việc Theo Thông Pháp

Theo thông pháp (common-law), bất cứ người nào làm việc cho quý vị đều là nhân viên nếu quý vị có thể kiểm soát những gì sẽ thực hiện và cung cách thực hiện. Ðiều này vẫn đúng ngay cả khi quý vị cho nhân viên đó quyền tự do hành động. Vấn đề quan trọng là quý vị có quyền kiểm soát cụ thể chi tiết về cách làm việc.

Nếu quý vị có mối quan hệ giữa chủ lao động và nhân viên, thì việc nó được gọi như thế nào không có gì khác biệt. Bản chất của mối quan hệ, chứ không phải tên gọi, chi phối tình trạng của người lao động. Không quan trọng cá nhân đó làm việc toàn thời gian hay bán thời gian.

Để xác định xem một cá nhân là nhân viên hay nhà thầu độc lập theo các quy tắc thông pháp, thì phải kiểm tra mối quan hệ của người lao động và doanh nghiệp. Trong bất kỳ quyết định nào xác định nhà thầu độc lập hay nhân viên, thì tất cả thông tin cung cấp bằng chứng về mức độ kiểm soát và mức độ độc lập phải được xem xét.

Các dữ kiện cung cấp bằng chứng về mức độ kiểm soát và mức độ độc lập thuộc ba loại: kiểm soát hành vi (tiếng Anh), kiểm soát tài chính (tiếng Anh)loại mối quan hệ (tiếng Anh) của các bên.

Thí dụ: Donna Lee là người bán hàng được Bob Blue - một nhà đại lý xe hơi - nhận vào làm toàn nhiệm. Cô làm việc 6 ngày một tuần, và có phiên trực tại phòng trưng bày của Bob vào một số ngày giờ đã định. Cô định giá xe cũ đem đổi, nhưng kết quả định giá còn phải chờ giám đốc bán hàng phê duyệt. Danh sách khách hàng tương lai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà đại lý. Cô phải mở rộng các đầu mối kinh doanh và trình báo kết quả cho giám đốc bán hàng. Nhờ vào kinh nghiệm của mình, cô chỉ cần trợ giúp tối thiểu trong hoạt động ký kết và lo liệu tài chánh khi mua bán, và trong những giai đoạn khác của công việc. Cô được trả huê hồng, và còn có thể được Bob tặng thưởng thêm. Bob cũng trang trải chi phí bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ tập thể có kỳ hạn cho Donna. Donna là nhân viên của Bob Blue.