Phần 2 của Dirty Dozen: Những tên trộm liên tục nghĩ ra cách lừa đảo người nộp thuế

Thông báo: Nội dung lịch sử


Đây là một tài liệu lưu trữ hoặc lịch sử và có thể không phản ánh luật pháp, chính sách hoặc thủ tục hiện hành.

Lời khuyên về thuế trong đại dịch COVID số 2020-97, ngày 5 tháng 8 năm 2020

Đây là lời khuyên thứ hai trong hai lời khuyên mà tìm hiểu danh sách các trò lừa đảo thuế Dirty Dozen của IRS. Lừa đảo thuế có xu hướng gia tăng trong mùa thuế hoặc trong thời gian khủng hoảng. Những kẻ lừa đảo đang sử dụng đại dịch COVID-19 để cố gắng ăn cắp tiền và thông tin từ người nộp thuế.

Người nộp thuế nên đề phòng những trò gian lận này.

Những kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào các cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế (tiếng Anh): Những kẻ mạo danh IRS và những kẻ lừa đảo khác đang nhắm mục tiêu vào các nhóm có trình độ tiếng Anh hạn chế. Những trò gian lận này thường mang tính đe dọa. Lừa đảo qua điện thoại là mối đe dọa lớn đối với những người có khả năng tiếp cận thông tin hạn chế, bao gồm cả những cá nhân không hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi dùng tiếng Anh.

Một hình thức phổ biến vẫn là lừa đảo mạo danh IRS trong đó người đóng thuế nhận được một cuộc điện thoại đe dọa tống giam, trục xuất hoặc thu hồi bằng lái xe từ một người tự xưng là thuộc IRS. Những người mới nhập cư gần đây thường dễ bị ảnh hưởng bởi những trò gian lận này nhất. Họ nên bỏ qua những đe dọa này và không liên quan đến những kẻ lừa đảo.

Người giúp khai thuế không trung thực: Người đóng thuế nên tránh những người được gọi là người giúp khai thuế "ma", những người khiến khách hàng của họ có thể có những sai sót nghiêm trọng trong việc khai thuế cũng như có thể có gian lận thuế và nguy cơ mất tiền hoàn thuế. Những người giúp khai thuế "ma" không ký vào tờ khai thuế mà họ chuẩn bị cho người đóng thuế. Họ có thể in ra tờ khai và yêu cầu người đóng thuế ký và gửi tờ khai cho IRS. Đối với việc khai thuế điện tử, người giúp khai thuế "ma" sẽ chuẩn bị nhưng không ký điện tử với tư cách là người khai thuế được trả tiền.

Với việc nhiều chuyên gia thuế bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và địa điểm văn phòng của họ có khả năng đóng cửa, người đóng thuế nên đặc biệt cẩn thận trong việc lựa chọn một chuyên viên khai thuế đáng tin cậy.

"Xưởng chế tạo" Đề nghị Thỏa hiệp: Người đóng thuế cần phải cảnh giác với các công ty giải quyết nợ thuế lừa đảo mà có thể phóng đại cơ hội để chỉ phải trả một phần nhỏ các khoản nợ thuế thông qua Đề nghị Thỏa hiệp (Offer in Compromise hay OIC). Các công ty không đáng tin bán quá mức chương trình này cho những ứng viên không đủ tiêu chuẩn để có thể thu một khoản phí rất lớn từ những người đóng thuế đã đang phải vật lộn với nợ nần.

Những trò gian lận này thường được gọi là "xưởng chế tạo" OIC, với sự tham gia của nhiều người đóng thuế, tính phí đắt đỏ cho họ và tạo ra đơn xin một chương trình mà họ nhiều khả năng không đủ tiêu chuẩn.

Thanh toán giả mạo và yêu cầu trả lại (tiếng Anh): Kẻ lừa đảo sẽ đánh cắp danh tính của người nộp thuế và thông tin tài khoản ngân hàng. Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ nộp tờ khai thuế giả mạo và yêu cầu tiền hoàn thuế được gửi vào tài khoản ngân hàng của người nộp thuế. Khi khoản tiền chuyển khoản trực tiếp đến tài khoản ngân hàng của người đóng thuế thì kẻ gian lận sẽ gọi điện cho họ, đóng giả là nhân viên IRS. Người đóng thuế được thông báo rằng đã có lỗi và IRS cần họ trả lại tiền ngay lập tức, nếu không sẽ bị tính tiền phạt và tiền lãi. Người đóng thuế được yêu cầu mua thẻ quà tặng cụ thể cho số tiền hoàn thuế.

Lừa đảo sổ lương và nhân sự (tiếng Anh): Các chuyên gia thuế, chủ thuê lao động và người đóng thuế cần đề phòng lừa đảo được thiết kế để lấy cắp Mẫu W-2 và các thông tin thuế khác. Những trò gian lận này được gọi là hình thức lừa đảo thỏa hiệp qua thư điện tử doanh nghiệp (Business Email Compromise hay BEC) hoặc đánh lừa qua thư điện tử doanh nghiệp (Business Email Spoofing hay BES). Các trò lừa đảo này đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau bao gồm yêu cầu chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán hóa đơn giả mạo.

Mã độc tống tiền (Ransomware): Đây là phần mềm độc hại thường được người dùng tải xuống sau khi nhấp vào tệp đính kèm độc hại mà mã hóa dữ liệu của họ khiến dữ liệu của họ không thể truy cập được. Trong một số trường hợp, toàn bộ mạng máy tính có thể bị ảnh hưởng. IRS và các đối tác của Nhóm Thượng đỉnh An ninh (tiếng Anh) đã khuyên các chuyên gia thuế và người đóng thuế sử dụng tính năng xác thực đa yếu tố miễn phí đang được cung cấp trên các sản phẩm phần mềm khai thuế.
 

 [GL1]ABSTRACT