Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Mẫu 1099-K: Định Nghĩa

Những câu hỏi thường gặp được cập nhật này được công khai trên Tờ Thông Tin 2023-06PDF, ngày 22 tháng 3 năm 2023.

A. Mẫu 1099-K, Giao Dịch Qua Thẻ Thanh Toán và Mạng của Bên Thứ Ba (tiếng Anh), là một tờ khai thông tin trong đó khai báo tổng số tiền của các giao dịch có thể khai báo trong niên lịch cho IRS. Để biết thêm thông tin, hãy xem Am Hiểu về Mẫu 1099-K của Quý Vị.

A. Thuật ngữ "thẻ thanh toán" bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ lưu giá trị (bao gồm cả thẻ quà tặng), cũng như thanh toán thông qua bất kỳ dấu hiệu phân biệt nào của thẻ thanh toán (chẳng hạn như số thẻ tín dụng).

Thẻ thanh toán được phát hành theo một thỏa thuận đáp ứng tất cả những điều sau đây: một hoặc nhiều bên phát hành thẻ; một mạng lưới những người không liên quan đến nhau và với bên phát hành, và đồng ý chấp nhận thẻ làm phương thức thanh toán; và các tiêu chuẩn và cơ chế để thanh toán các giao dịch giữa người thanh toán của người bán và những người chấp nhận thẻ làm phương thức thanh toán.

A. MCC là một số có bốn chữ số được ngành thẻ thanh toán sử dụng để phân loại các doanh nghiệp theo hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Có khoảng 600 MCC, đại diện cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Một số ví dụ: 4411 – Công Ty Tàu Du Lịch; 5462 – Tiệm Bánh; và 5532 – Cửa Hàng Lốp Ô Tô

A. Bộ Luật Thuế Vụ sử dụng thuật ngữ "tổ chức giải quyết bên thứ ba." Tổ chức giải quyết bên thứ ba là tổ chức trung tâm có nghĩa vụ theo hợp đồng để thực hiện thanh toán cho những bên được trả tiền tham gia (thường là người bán hoặc doanh nghiệp) các giao dịch mạng lưới bên thứ ba. Ví dụ có thể bao gồm các ứng dụng được sử dụng để xử lý việc chuyển tiền giữa người mua và người bán.

A. Các đặc điểm của mạng lưới thanh toán bên thứ ba bao gồm:

  • sự tồn tại của một tổ chức trung tâm với một số lượng đáng kể các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ (những người không liên quan đến tổ chức trung tâm) đã thiết lập tài khoản,
  • một thỏa thuận giữa tổ chức trung tâm và các nhà cung cấp để giải quyết các giao dịch giữa nhà cung cấp và người mua,
  • việc thiết lập các tiêu chuẩn và cơ chế để giải quyết các giao dịch đó, và
  • đảm bảo thanh toán trong việc giải quyết các giao dịch đó.  

Ví dụ về tổ chức giải quyết bên thứ ba là bên hỗ trợ thanh toán đấu giá trực tuyến giống như một thị trường trực tuyến, hoạt động như một trung gian giữa người mua và người bán bằng cách chuyển tiền từ người mua sang người bán để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và đáp ứng các đặc điểm được mô tả trong các gạch đầu dòng ở trên.

Theo yêu cầu khai báo, các tổ chức giải quyết bên thứ ba này phải khai báo tổng các giao dịch có thể khai báo của người được trả tiền tham gia được họ thực hiện thanh toán với điều kiện người được trả tiền có tổng số giao dịch có thể khai báo lớn hơn $600, bất kể số lượng giao dịch.

A. Tổ chức giải quyết thanh toán (Payment Settlement Entity, PSE) là một thực thể thực hiện thanh toán để giải quyết giao dịch qua thẻ thanh toán hoặc giao dịch qua mạng lưới bên thứ ba. PSE có thể là các thực thể trong nước hoặc nước ngoài và họ có thể thuộc một trong hai hình thức:

  • Thực Thể Người Thanh Toán của Người Bán: Ngân hàng hoặc tổ chức khác có nghĩa vụ theo hợp đồng thanh toán cho những người được trả tiền tham gia trong việc giải quyết các giao dịch qua thẻ thanh toán.
  • Tổ Chức Giải Quyết Bên Thứ Ba: tổ chức trung tâm có nghĩa vụ theo hợp đồng thực hiện thanh toán cho những người được trả tiền tham gia các giao dịch qua mạng lưới của bên thứ ba.

A. Không. Một nhà thanh toán bù trừ tự động xử lý các khoản thanh toán điện tử giữa người mua và người bán thông qua chuyển khoản ngân hàng, séc điện tử và ký gửi trực tiếp. Hơn nữa, không có mối quan hệ hợp đồng nào giữa nhà thanh toán bù trừ tự động và người được trả tiền. Do đó, nhà thanh toán bù trừ tự động không đủ điều kiện là tổ chức giải quyết bên thứ ba và các khoản thanh toán được thực hiện thông qua mạng lưới của hãng đó không phải khai báo theo IRC 6050W.

A. Thường được gọi là ngân hàng thanh toán hoặc ngân hàng thương nhân, người thanh toán của người bán là ngân hàng hoặc tổ chức khác có nghĩa vụ theo hợp đồng thanh toán cho những người được trả tiền tham gia trong việc giải quyết các giao dịch qua thẻ thanh toán. Người thanh toán của người bán chịu trách nhiệm khai báo các giao dịch qua thẻ thanh toán có thể khai báo.

A. Người tham gia nhận tiền là:

  • bất kỳ người nào chấp nhận thanh toán qua thẻ thanh toán, hoặc
  • bất kỳ người nào chấp nhận thanh toán do tổ chức giải quyết bên thứ ba thực hiện để giải quyết giao dịch qua mạng lưới bên thứ ba.

A. "Tổng số tiền" có nghĩa là tổng số tiền của tổng số giao dịch thanh toán có thể khai báo cho mỗi người tham gia nhận tiền mà không tính đến bất kỳ điều chỉnh nào đối với các khoản tín thuế, các khoản tương đương tiền, các khoản chiết khấu, phí, các khoản được hoàn lại hoặc bất kỳ số tiền nào khác. Số tiền của mỗi giao dịch được xác định vào ngày giao dịch.

A. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế điều hành mạng lưới chăm sóc sức khỏe không phù hợp với định nghĩa của tổ chức giải quyết bên thứ ba vì họ không vận hành mạng lưới thanh toán bên thứ ba để cho phép người mua chuyển tiền cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ y tế chấp nhận thanh toán, dưới hình thức bảo phí, từ người mua (chủ lao động hoặc người được bảo hiểm theo chương trình của nhà cung cấp dịch vụ) để cho phép những người mua đó tiếp cận mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; riêng các nhà cung cấp dịch vụ y tế sau đó sẽ trả tiền thù lao cho các chuyên gia y tế trong mạng lưới của họ theo mức giá định trước. Theo đó, các mạng lưới chăm sóc sức khỏe không phải là tổ chức giải quyết bên thứ ba.

A. Không. Các bộ phận nợ phải trả nội bộ không phù hợp với định nghĩa của một tổ chức giải quyết bên thứ ba vì họ là những bên xử lý nội bộ của các khoản thanh toán. Họ không phải là một bên thứ ba.

Cập nhật Câu hỏi thường gặp trước đó